TUYÊN B? C?A B? NGO?I GIAO VÀ KI?U DÂN PALESTINE
|
Tuyên bố của Tiến sĩ Hanan Ashrawi, Ủy viên Ban chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) về việc Hoa Kỳ quyết định cắt giảm 20 triệu USD viện trợ cho các bệnh viện ở Đông Jerusalem bị chiếm đóng
|
Tuyên bố của Tiến sĩ Saeb Erekat - Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) về thông báo đóng cửa văn phòng phái đoàn Palestine ở Washington
|
Tòa án tối cao của quốc gia chiếm đóng đang hợp pháp hóa việc cưỡng chế buộc di dời và thanh lọc sắc tộc
|
Tuyên bố của Tiến sĩ Saeb Erekat - Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) về quyết định di dời Đại sứ quán về Tel Aviv của Paraguay
Thứ sáu, 09 Tháng 3 2018 15:35
Nhà nước Palestine
Bộ Ngoại giao và Kiều bào
Phòng Quan hệ Đa phương
Bản dịch tham khảo
NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ
Những vi phạm của Israel đối với phụ nữ Palestine:
- Phụ nữ Palestine là một biểu tượng của sự kiên cường. Họ nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi sự chiếm đóng thực dân của Israel, rào cản chính để họ được hưởng các quyền của mình. Họ phải chịu đựng những hành động trái pháp luật và vô số vi phạm hàng ngày, như việc hành hình không qua xét xử và gây thương tích, phá hủy nhà cửa, tịch thu đất đai, cưỡng bức chuyển nơi ở, bắt giữ và giam giữ hành chính tùy tiện và phân biệt đối xử trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày;
- Phụ nữ Palestine phải chịu đựng bạo lực trực tiếp và gián tiếp và việc từ chối các quyền con người cơ bản từ binh lính và người định cư Israel ở Nhà nước Palestine bị chiếm đóng, vi phạm Luật Nhân quyền Quốc tế và Luật Nhân đạo Quốc tế. Bạo lực của sự chiếm đóng Israel bao gồm hành hình không qua xét xử, bỏ tù tùy tiện, quấy rối, buộc phụ nữ mang thai phải sinh nở tại các trạm kiểm soát quân sự trái phép, phá hủy nhà cửa, tài sản, và chia rẽ các gia đình Palestine;
- Trong giai đoạn từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2017, tổng cộng 370 phụ nữ và bé gái người Palestine đã bị các lực lượng chiếm đóng Israel bắt giữ, trong đó, theo các con số thông kê tháng 11/2017, 52 phụ nữ và bé gái vẫn bị giam giữ tùy tiện tại các nhà tù của Israel không dựa trên nền tảng pháp luật. Các tù nhân nữ thường xuyên phải chịu những điều kiện giam giữ khắc nghiệt và vô số hình thức tra tấn hay ngược đãi, bao gồm đánh đập, quấy rối tình dục, và lạm dụng tâm lý. Phụ nữ cũng phải chịu đau khổ do việc giam giữ những người đàn ông. Ước tính hơn 850.000 người Palestine bị Israel, thế lực chiếm đóng, bắt giữ tùy tiện kể từ năm 1967.
- Theo các con số thống kê của Cơ quan Hành chính Công dành cho người khuyết tật ở Dải Gaza, tổng số 291 phụ nữ Palestine trở thành người khuyết tật do các cuộc tấn công liên tiếp vào Dải Gaza và do bạo lực của Israel;
- Việc tiếp cận với giáo dục của người Palestine bị ảnh hưởng rất lớn bởi những vi phạm có hệ thống của chế độ chiếm đóng Israel, bao gồm phá hủy nhà cửa, bắt buộc chuyển nơi ở, hạn chế việc đi lại một cách tùy tiện và mang tính phân biệt đối xử, phá hủy trường học kể cả các trường của UNRWA, và việc không thể sửa chữa và xây dựng các cơ sở giáo dục ở Dải Gaza do sự phong tỏa. Đông Jerusalem bị sáp nhập cũng bị thiếu trường học do những hạn chế cấp phép xây dựng của Israel, và một hệ thống hoạch định phân biệt đối xử;
- Sự tham gia kinh tế yếu kém của phụ nữ chủ yếu bắt nguồn từ các chính sách và sự vi phạm của Sự chiếm đóng của Israel, hủy hoại sự phát triển và nền kinh tế của người Palestine. Các thực tiễn trái pháp luật như mở rộng các khu định cư trái phép, xây dựng bức tường sáp nhập, thiết lập hàng trăm trạm kiểm soát quân sự, việc đóng cửa, và các cuộc tấn công và phong tỏa Dải Gaza, là những nguyên nhân chính dẫn tới vi phạm và ngăn cản quyền lao động của phụ nữ Palestine, trong số các quyền khác;
- Sự phong tỏa Dải Gaza đã dẫn tới tình hình kinh tế xã hội và nhân đạo nghiêm trọng cho người dân Palestine đang sống tại đó, đặc biệt là phụ nữ. Việc tiếp cận với nguồn nước, nhà ở, đất đai và tài sản đều bị hạn chế, nhất là với các phụ nữ góa chồng; cũng như các cơ hội việc làm, giáo dục đại học và chăm sóc y tế cũng vậy. Những hạn chế của Israel về việc đi lại và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng tới Gaza cùng sự thiếu thốn nguồn vốn đã cản trở việc tái thiết 17.800 đơn vị nhà ở bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị phá hủy trong chiến dịch quân sự năm 2014 của Israel tại Gaza. Khoảng 65.000 người mất nhà cửa vẫn đang phải di dời;
- Israel, Thế lực chiếm đóng, phải chịu trách nhiệm giải trình về các tội ác có hệ thống của mình, do đó, cộng đồng quốc tế nên gây áp lực để Israel chấm dứt những vi phạm trái pháp luật đối với phụ nữ Palestine và tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế;
- Israel, Thế lực chiếm đóng, ngăn chặn Báo cáo viên Đặc biệt về bạo lực với phụ nữ, Nhóm Làm việc về vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ trong pháp luật và các thực thể quốc tế khác vào Nhà nước Palestine và giám sát những vi phạm của Israel đối với các quyền của phụ nữ Palestine;
- Nhà nước Palestine đã gửi các tài liệu lên Văn phòng Công tố của ICC về những tội ác trong quá khứ và vẫn tiếp diễn của các lực lượng chiếm đóng và người định cư Israel đối với phụ nữ Palestine. Vì thế, việc Văn phòng Công tố hoàn tất nhanh chóng các khảo sát sơ bộ và mở một cuộc điều tra sẽ đóng góp trực tiếp vào việc ngăn chặn bạo lực với phụ nữ Palestine;
- Cộng đồng quốc tế phải tôn trọng và đảm bảo việc tôn trọng Luật Nhân quyền quốc tế, Luật Nhân đạo Quốc tế, các Công ước Geneva IV cũng như các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Nhân quyền, trong đó lên án những vi phạm nhân quyền của các lực lượng chiếm đóng và người định cư Israel đối với người Palestine, và phải có những biện pháp nghiêm túc chống lại những vi phạm này. Do đó, Cộng đồng quốc tế và các thể chế của mình phải thực hiện trách nhiệm bảo vệ phụ nữ trong thời chiến và công nhận nhiều hơn nữa trường hợp của phụ nữ Palestine.
Phụ nữ Palestine ở cấp độ quốc gia:
- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Palestine quy định rằng các quyền con người và quyền tự do áp dụng bình đẳng với tất cả người Palestine, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính;
- Luật Cơ bản của Palestine quy định rằng tất cả các quyền phải được hưởng dựa trên sự bình đẳng và không phân biệt đối xử. Các quyền này bao gồm, cùng các quyền khác, sự bình đẳng trước luật pháp mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, màu da, tôn giáo, quan điểm chính trị hay sự tàn tật, quyền không bị cưỡng ép hay tra tấn; tự do tín ngưỡng và cầu nguyện; tự do quan điểm; tự do đi lại; quyền được học hành và quyền được tham gia chính trị.
- Ngày 1/4/2014, Nhà nước Palestine tham gia 7 hiệp ước nhân quyền cốt lõi, bao gồm Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW). Cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình theo công ước này của Nhà nước Palestine được thể hiện rõ ràng hơn nữa khi Palestine đã trình báo cáo ban đầu lên ủy ban CEDAW vào ngày 8/3/2017, theo yêu cầu tại Điều 18 của Công ước, bên cạnh việc trình các phản hồi cho danh sách các vấn đề mà Ủy ban CEDAW đã gửi liên quan tới báo cáo ban đầu. Báo cáo ban đầu và danh sách các vấn đề này sẽ được thảo luận với các thành viên của Ủy ban CEDAW vào tháng 6 năm 2018. Do đó, Nhà nước Palestine đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc thảo luận này bằng việc đào tạo cho phái đoàn Palestine sẽ tham dự cuộc thảo luận;
- Kế hoạch Chương trình Nghị sự Chính sách Quốc gia (2017-2022) nhấn mạnh nhu cầu gìn giữ và đẩy mạnh các quyền con người tại Nhà nước Palestine bị chiếm đóng, và đưa nhu cầu đảm việc phụ nữ được hưởng tất cả các quyền trở thành xu thế chính, với điểm nhấn vào nhu cầu nêu cao các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử. Kế hoạch này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển từ cam kết sang thực thi;
- Bắt nguồn từ cam kết đảm bảo không phân biệt đối xử và sự bình đẳng, cũng như các nỗ lực quốc gia nhằm hài hòa hóa các luật trong nước để đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế, Nhà nước Palestine đã thành lập một Ủy ban Quốc gia về Hài hòa hóa Luật pháp Quốc gia với các Hiệp ước và Công ước Quốc tế trong năm 2017. Ủy ban đã bắt đầu công việc bằng cách rà soát lại Luật Hình sự, Luật Tội phạm mạng và đã đặt ưu tiên liên quan tới các bộ luật khác sẽ được các thành viên rà soát lại, để đảm bảo chúng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới việc tôn trọng nhân quyền và bình đẳng giới;
- Dự thảo Luật bảo vệ Gia đình khỏi Bạo lực định nghĩa và coi là tội phạm việc phân biệt đối xử và mọi hình thức bạo lực với phụ nữ. Dự thảo Luật này đang được các thành viên của Ủy ban Hài hòa hóa rà soát lại và sẽ được ban hành rất sớm;
- Từ năm 2008, Các đơn vị Giới trong các bộ đã được thành lập để hỗ trợ và giám sát việc tích hợp các vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong các chính sách công, các kế hoạch và ngân sách công. Hiện tại, có 19 đơn vị trong các bộ và cơ quan của chính phủ Palestine.
Các thành tựu của Phụ nữ Palestine:
- Hanan Al-Hroub giành Giải “Giáo viên xuất sắc nhất thế giới” tại Giải Giáo viên Toàn cầu vào tháng 3/2016;
- Ekbal Al-Asad trở thành sinh viên y khoa trẻ nhất tốt nghiệp Đại học Cornell, chi nhánh ở Qatar, và là bác sĩ Ả Rập trẻ nhất ở tuổi 20;
- Muna Duzdar được bổ nhiệm làm Bộ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Áo vào tháng 5/2016, là người Hồi giáo đầu tiên có một chức vụ trong chính quyền Liên bang Áo;
- Sumia Abdel Qader được bổ nhiệm làm Hội viên hội đồng theo đạo Hồi đầu tiên của Milan vào năm 2016;
- Hunny Saljeya được bổ nhiệm làm Giám đốc truyền thông doanh nghiệp của FIFA, là phụ nữ Ả rập đầu tiên giữ chức vụ này.